Lưng Trời Còn Chút Nắng Vương

NÀNG THƠ CỦA TÔI Nhà thơ Xuân Diệu, thời còn đi học, lúc phải bận rộn học thi, đã bảo Nàng Thơ của mình: Thơ ta hơ hớ chưa chồngTa yêu, muốn cưới, mà không thì giờMùa thi sắp tới! Em ThơCái hôn...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Lưng Trời Còn Chút Nắng Vương

NÀNG THƠ CỦA TÔI

 

Nhà thơ Xuân Diệu, thời còn đi học, lúc phải bận rộn học thi, đã bảo Nàng Thơ của mình:

 

Thơ ta hơ hớ chưa chồng

Ta yêu, muốn cưới, mà không thì giờ

Mùa thi sắp tới! Em Thơ

Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau!

                                           (Mùa thi)

 

Thời ấy, các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Xuân Tâ còn là những chàng trai mười tám, đôi mươi đang học Lycée Khải Định (Huế). Cũng như họ đang độ hoa niên, Nàng Thơ của họ còn “hơ hớ chưa chồng” là phải.

 

Nhưng, Nàng Thơ vốn không có tuổi. Nay tôi đã tám lăm, Nàng Thơ của tôi tuy không còn hơ hớ, nhưng vẫn trẻ trung, vẫn duyên dáng như đang độ xuân thì. Tôi không còn phải bận rộn vì thi cử như Xuân Diệu thời ấy, nhưng lại bận nghiên cứu, biên khảo. Việc nghiên cứu, biên khảo không đi đôi với thơ, mà trái lại còn có ảnh hưởng bất lợi cho thơ, cho hồn thơ. Như chúng ta đã thấy, một Trần Trọng Kim học giả uyên thâm mà dịch thơ Đường thì không thể nào mượt mà như một Tản Đà, một Vũ Hoàng Chương thi sĩ. Bản dịch thơ của họ Trần rất sát nghĩa, thích hợp cho những ai muốn hiểu đúng nghĩa bài thơ; còn những ai muốn thưởng thức thơ Đường thì phải đọc bản dịch của họ Nguyễn, của họ Vũ. Bởi vậy, tôi đã phải khó khăn lắm mới hài hòa chất học giả và chất thơ trong tôi. Và, lắm lúc tôi cũng bất đắc dĩ hờ hững với Nàng Thơ.

 

Nàng Thơ của tôi rất thủy chung. Nàng đã đồng hành cùng tôi một chặng đường dài, rất dài. Mặc dù tôi trải qua bao lận đận thăng trầm trong cõi trăm năm, nàng vẫn không rời bỏ tôi. Tôi đến với nàng – hay nàng đến với tôi thì cũng thế – từ thập niên 50 của thế kỷ trước, lúc tôi đang học Trung học Khải Định (Huế). Tôi đã làm thơ từ dạo đó. Trên bìa sau của hai trong ba tập thơ đã xuất bản là Hương trời xa bayCõi trăm năm, tôi có ghi “Đã đăng thơ trên tuần báo Cải tạo (Hà Nội) từ 1953”. Nhiều bạn đọc thắc mắc tôi là người Huế, tức ở Miền Nam, sao lại có thơ đăng báo ở Hà Nội. Thưa, ở thời điểm đó, chưa có Hiệp định Genève 1954.

 

Cách nay khá lâu, TS Nguyễn Ngọc Quận ra Hà Nội sưu tầm tư liệu ở các thư viện ngoài đó, tình cờ tìm thấy và đã sao chụp một số thơ văn của tôi đăng trên báo Cải tạo, mang về làm quà tặng tôi thay cho bánh cốm đặc sản Hà Nội. Tất nhiên là tôi vui hơn được cho bánh cốm, vì được nhìn lại, đọc lại những bài ấy mà từ lâu tôi không còn giữ được. Niềm vui ấy cũng giống như niềm vui khi một người bạn định cư ở Mỹ về thăm, đem đến tặng tôi một món quà mà khi mở ra, tôi chỉ thấy vỏn vẹn một tập quảng cáo của Paris By Night về chương trình ca nhạc chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội” (Paris By Night 91). Tôi ngạc nhiên, mở tập quảng cáo ra xem, thì thấy trong đó có ba bài thích hợp với chủ đề của chương trình: bài văn của Thạch Lam viết về Hà Nội, bài văn của Sơn Nam viết về Nam Bộ, và bài thơ của tôi, bài “Chiều Sài Gòn nhớ Huế”. Không ngờ “hương trời” đã bay xa nửa vòng trái đất!

 

Trước 1953, tôi đã biết làm thơ, nghĩa là bắt đầu làm quen với Nàng Thơ. Thơ tôi thời đó còn vụng về mà tôi thường gọi đùa là “những vần thơ ngây”. Những bài thơ ấy, tôi không ghi lại, cũng không đưa chúng vào ba tập thơ đã xuất bản, nhưng chúng vẫn nằm đâu đó trong tiềm thức của tôi. Nhiều lúc tưởng chừng tôi đã quên bẵng chúng. Nhưng rồi bất chợt một dịp nào đó, chúng lại tự hiện ra ở ý thức trường.

 

Chẳng hạn, đôi khi Tết đến xuân về, tôi lại nhớ:

 

Tôi nhớ năm xưa cứ mỗi lần

Cành mai trước ngõ nở đầy bông

Là lần tôi thấy tôi sung sướng

Mở rộng hồn thơ đón Chúa Xuân

 

Nay đông đã hết, Chúa xuân sang

Đem lại bao nhiêu cảnh rỡ ràng

Hoa thắm, lá tươi, cây nảy lộc

Nhưng lòng tôi chỉ thấy thênh thang

 

Xuân trước, xuân nay cũng vẫn xuân

Nhưng sao lại khác cảnh xuân lòng?

Phải chăng vì bởi xuân năm trước

Sống dưới tình yêu Mẹ đỡ trông?

 

Và bởi xuân nay tôi bơ vơ

Sống xa người Mẹ để nương nhờ

Thiếu những tình thương đầy âu yếm

Nên xuân về tôi nhạt nhẽo thờ ơ?

                                     (Xuân, 1951)

 

Lại như cách nay không lâu, nhân trò chuyện với một bạn trẻ về những cảnh đời bất hài, tôi chợt nhớ và đọc cho bạn ấy nghe bài thơ tôi làm tặng một người bạn thời học trung học có cùng cảnh ngộ:

 

Này bạn hỡi, hãy nín đi bạn hỡi!

Khóc làm chi cho thêm tủi lòng nhau

Hai ta cùng chung một cảnh khổ đau

Mà trời nghiệt đã đang tâm run rủi

 

Thiếu người Cha đời bạn thành nhục tủi

Tương lai đầy đen tối với mông lung

Vì thế gian là biển rộng không cùng

Mà bạn – chiếc thuyền con không kẻ lái

 

Thiếu tình Mẹ đời tôi thành tê tái

Chung quanh tôi toàn đượm vẻ cô liêu

Những khi buồn còn đâu được ấp yêu

Tình phụ tử cũng bị ai san sẻ

 

Này bạn hỡi, hãy nín đi bạn hỡi!

Khóc làm chi cho thêm tủi lòng nhau.

                                      (Nín đi bạn, 1952)

 

Hai bài thơ trên tôi làm lúc 16, 17 tuổi. Chỉ mấy năm sau, khôn lớn hơn, tôi trưởng thành trong cách nghĩ: người mẹ sinh ra các em tôi cũng là mẹ của tôi.

 

Ai đã từng ở Huế đều biết xứ Huế có hai loại mưa: mưa dầm thì mưa dầm dề hết ngày này qua ngày khác, mưa “thúi đất thúi đại” (người Huế nói vậy); mưa phùn thì cũng lê thê như thế, buồn ơi là buồn. Dưới đây là hai đoạn cuối bài thơ tôi viết về mưa phùn xứ Huế:

 

Mưa phùn rơ rơ rơ

Đọng trên vạn nẻo đời

Vẻ thê lương ảm đạm

Nỗi sầu thảm chơi vơi

 

Mưa phùn rơi quanh tôi

Mưa phùn rơi khắp nơi

Rơ rơ vào tim tôi

Những giọt buồn giá lạnh

Mưa phùn

Như khóc ngày tận thế.

                    (Buồn mưa phùn, 1952)

 

Mưa phùn ở Huế buồn thật, buồn da diết. Nhưng không buồn đến độ như tôi tả. Vẫn biết văn chương sở dĩ hay, sở dĩ đẹp là nhờ mỹ từ pháp – biện pháp tu từ – trong số đó có cường điệu”, nhưng không nên quá cường điệu. Đại loại “những vần thơ ngây” của tôi là như thế.

 

Từ đó, Nàng Thơ ở lại với tôi, đồng hành cùng tôi trong cuộc lãng du, giúp những cảm xúc, những rung động của tôi về người đời và đời người thăng hoa thành những vần thơ trong Hương trời xa bay, Cõi trăm nămTrăm năm là cuộc lãng du. Nàng là nơi tôi tìm về sau nỗi bực dọc vì những phiền nhiễu của sự thế:

 

Nàng Thơ muôn thuở của ta ơi

Đến với em quên cả tuổi đời

Tím ngát thời gian chiếu vắng lạnh

Cũng đành làm một kiếp tằm thôi!

                             (Nàng Thơ, Cõi trăm năm, 2002)

 

Nàng Thơ đến với tôi từ “những vần thơ ngây” xa xưa ấy, đến nay vẫn thủy chung cùng tôi sánh bước ở cuối đường lãng du.

 

Sài Gòn, ngày 20 tháng 10 năm 2021

                                                                                  NGUYỄN KHUÊ

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Lưng Trời Còn Chút Nắng Vương
Lưng Trời Còn Chút Nắng Vương
Lưng Trời Còn Chút Nắng Vương
Lưng Trời Còn Chút Nắng Vương

Giá AVXT

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Hội Nhà Văn
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU6743971658576
Liên kết: Phấn phủ bột trong suốt kiềm dầu Oil Clear Blotting Loose Powder fgmt The Face Shop